Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Thời điểm nCoV lây lan mạnh nhất trong năm
Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Tây Ban Nha một lần nữa chứng minh Covid-19 là bệnh lây truyền theo mùa như cúm. Do đó, tốc độ lây lan của nCoV phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.

Giả thuyết Covid-19 có thể là bệnh lây nhiễm theo mùa, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm thấp tương tự cúm mùa đã xuất hiện từ lâu. Ngày càng nhiều chuyên gia tin vào giả thuyết này và tìm ra nhiều bằng chứng hơn. Gần đây nhất là bài báo được công bố trên tạp chí Computational Science Nature của nhóm chuyên gia Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal), Tây Ban Nha.

Nhóm tác giả cho rằng nCoV lây trong không khí là yếu tố khiến đại dịch khó chấm dứt. Và nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta đó là “làm sạch” không khí.

Yếu tố thúc đẩy sự lây lan của nCoV

Từ khi đại dịch bùng phát, một trong những câu hỏi luôn được quan tâm là Covid-19 giống với một loại bệnh theo mùa đến mức độ nào.

Đa phần virus gây bệnh đường hô hấp, gồm các chủng virus corona gây ra cảm cúm thông thường, cho thấy đặc tính theo mùa mạnh mẽ, đa phần bùng phát và lan rộng trong mùa đông.

Cơ chế phía sau đặc tính theo mùa này là vấn đề phức tạp và chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Các yếu tố có tác động chính bao gồm khả năng tồn tại cao hơn của virus trong thời tiết lạnh, không khí khô, dưới điều kiện tia UV thấp.

Đặc biệt, một số quan sát tại Trung Quốc cho rằng nCoV lây lan mạnh nhất ở độ ẩm thấp (5-11 độ C) và xảy ra ở vĩ độ từ 30 đến 50 độ N.

Đứng trước điều này, nhóm chuyên gia tại Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) lại cho rằng khí hậu không phải yếu tố thúc đẩy sự lây lan của Covid-19. Theo Business Standard, nghiên cứu này được đánh giá là công trình đầu tiên xây dựng mô hình lý thuyết về quan điểm trên.

Để tìm hiểu điều này, nhóm tác giả phân tích mối liên hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm trong giai đoạn đầu Covid-19 khi mà nCoV lây lan tới 162 quốc gia trên khăp 5 châu lục. Thời điểm này, hành vi của con người và chính sách y tế công cộng chưa được đưa ra để ứng phó kịp thời với đại dịch bất ngờ.

Kết quả, họ nhận thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hệ số lây nhiễm (được ký hiệu là R hoặc R0) tốc độ truyền (R0) và nhiệt độ, độ ẩm ở quy mô toàn cầu. Nhiệt độ, độ ẩm càng thấp, tốc độ lây truyền của nCoV càng cao.

Sau đó, họ phân tích mối liên hệ giữa khí hậu và tiến trình Covid-19 phát triển theo thời gian để đánh giá liệu nó có giống nhau ở các khu vực địa lý hay không. Nhóm tác giả cũng nhận thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa nhiệt độ, độ ẩm thấp và sự gia tăng các ca mắc.

Các đợt dịch đầu tiên suy giảm khi nhiệt độ, độ ẩm tăng lên. Và tới làn sóng Covid-19 thứ hai, nhiệt độ, độ ẩm giảm xuống, số ca mắc tỷ lệ nghịch – tăng vọt chóng mặt. Tuy nhiên, mô hình này đã bị phá vỡ khi các châu lục bước vào mùa hè.

Nhà nghiên cứu Alejandro Fontal, Viện Y tế Toàn cầu Barcelona, tác giả chính của công trình, giải thích điều này có thể do một số yếu tố như giới trẻ tụ tập đông đúc, du lịch, điều hòa không khí.

Khi nhóm tác giả điều chỉnh mô hình để phân tích mối tương quan tại Nam bán cầu – nơi virus “ghé thăm” muộn hơn – họ cũng nhận thấy xu hướng tương tự. Các tác động khí hậu tác động tới Covid-19 rõ nét nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 12 đến 18 độ C và độ ẩm từ 4 đến 12 g/m3.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cảnh báo các thông số này vẫn chỉ là dấu hiệu, dựa trên những hồ sơ có sẵn. Dù vậy, giới chuyên gia vẫn có thể kết hợp nó với nhiệt độ môi trường để dự đoán các làn sóng Covid-19 khác nhau.

Tăng thông gió, đeo khẩu trang là cách hiệu quả để giảm lây nhiễm

Quan điểm Covid-19 sẽ là bệnh đặc hữu, lây truyền theo mùa đã được nhiều chuyên gia tin tưởng từ đầu năm nay. Virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tiến hóa, nhưng cũng sẽ tới lúc nó đạt đến ngưỡng lây nhiễm giới hạn, mà các nhà khoa học tin là sẽ mạnh hơn vào mùa đông.

Trong tương lai, khi số người được tiêm chủng đạt tới một mức độ nhất định, Covid-19 sẽ dần bão hòa. Đó là lúc 3 trong 4 yếu tố sẽ không còn, và yếu tố theo mùa sẽ định đoạt tốc độ lây lan của virus.

Số R lúc này sẽ cao hơn 1 vào mùa đông, và khi mùa hè đến, số R giảm xuống dưới 1. Khi đó, SARS-CoV-2 có thể trở thành một trong số 200 loại virus đường hô hấp khác, bùng phát mạnh mỗi mùa đông, và giảm dần khi mùa hè đến.

Phần lớn trường hợp mắc Covid-19 với những người từng nhiễm bệnh trước đó được đánh giá là nhẹ và không nguy hiểm.

Con người đã không thể kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn Covid-19. Trong tương lai gần, khả năng này là rất thấp.

Ông Xavier Rodo, Giám đốc Chương trình Khí hậu và Sức khỏe tại ISGlobal, khẳng định với các dữ liệu đã được tìm thấy, họ ủng hộ quan điểm Covid-19 là bệnh lây nhiễm theo mùa, mạnh nhất trong môi trường có nhiệt độ thấp. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh họ tin tưởng Covid-19 là bệnh tương tự cúm mùa và các chủng virus corona lành tính khác.

Tính chất lây truyền theo mùa có thể góp phần quan trọng vào việc giảm sự lây nhiễm của nCoV. Bởi điều kiện độ ẩm thấp đã được chứng minh làm giảm kích thước của sol khí, tăng khả năng lây truyền virus trong không khí.

Bởi vậy, nhóm tác giả nhấn mạnh việc “làm sạch” không khí bằng cách tạo môi trường thông gió trong không gian kín, trong nhà là cách tốt nhất hiện nay để hạn chế sự lây lan của nCoV, nhất là khi mùa đông đang đến gần.

Đặc điểm hành vi của con người vào mùa đông, như dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà, dùng lò sưởi trong điều kiện ít thoáng khí, làm virus lây lan mạnh hơn.

Tuy nhiên, một virus có đặc tính theo mùa không có nghĩa nó sẽ dừng lây lan trong những khoảng thời gian còn lại của năm. Chúng sẽ tiếp tục lây lan nếu có các điều kiện thích hợp. Do đó, chúng ta vẫn nên duy trì thói quen phòng dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, tiêm vaccine để ngăn những viễn cảnh xấu có thể xảy đến.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia Trung Quốc nhận định có thể ngăn chặn đợt bùng phát dịch mới nhất trong 1 tháng (30-10-2021)
    Thành phố Trung Quốc giáp Nga áp lệnh giãn cách vì phát hiện một ca COVID-19 (28-10-2021)
    Tỷ lệ tiêm chủng cao, Bồ Đào Nha vẫn thận trọng khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu (26-10-2021)
    Ukraine: Ca tử vong hàng ngày do COVID-19 cao kỷ lục từ đầu dịch (26-10-2021)
    Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số (25-10-2021)
    Khi làn sóng Covid-19 mới bùng phát, các ca nhiễm ở Đông Âu sẽ vượt quá 20 triệu người (24-10-2021)
    Australia xem xét tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường cho toàn dân (24-10-2021)
    COVID-19: Số ca mắc mới tại Lào tiếp tục tăng cao trong 24 giờ qua (24-10-2021)
    WHO: Châu Âu là khu vực duy nhất trên thế giới dịch COVID-19 lây lan rộng hơn (21-10-2021)
    Biến thể 'nguy hiểm hơn Delta' đã đến Nga (21-10-2021)
    Mỹ đã hỗ trợ 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho hơn 100 nước (21-10-2021)
    Ca mắc COVID-19 tăng cao, Nga tái phong tỏa thủ đô Moskva (21-10-2021)
    Thống Kê Dân Số 2020: Tiêu Điểm về Người Mỹ gốc Á (20-10-2021)
    Vì sao Anh có số ca Covid-19 tăng cao sau khi bỏ mọi hạn chế phòng dịch? (20-10-2021)
    120 triệu USD hỗ trợ nước thu nhập thấp tiếp cận thuốc COVID-19 (20-10-2021)
    Dịch Covid-19 giảm, Indonesia cho phép trẻ em tới các điểm vui chơi (19-10-2021)
    New Zealand ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục (19-10-2021)
    CDC Hoa Kỳ: Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 dịp nghỉ lễ cuối năm (19-10-2021)
    Làn sóng dịch mới thử thách nước Nga (19-10-2021)
    Philippines: Hơn 1.500 trẻ em từ 12-17 tuổi có bệnh lý nền đã tiêm vaccine Covid-19 (18-10-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153037280.